Cao tốc Bến Lức – Nhơn Trạch được biết là một trong những dự án đường bộ cao tốc dài và lớn nhất miền Nam. Con đường này đóng góp một phần không nhỏ vào kinh tế xã hội của TP Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây, miền Đông Nam Bộ. Sau khi đi vào sử dụng, cao tốc sẽ trở thành điểm kết nối giao thông Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ. Dự án với tổng mức đầu tư giai đoạn 1 vào khoảng 31.32 tỷ đồng và được khởi công vào tháng 7/2014. Cao tốc được thiết kế theo tiêu chuẩn cao tốc loại A gồm 4 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp, vận tốc thiết kế 100km/h.
Thông tin tổng quát về cao tốc Bến Lức – Nhơn Trạch
Dự án mang tên: Cao tốc Bến Lức – Nhơn Trạch với chủ đầu tư là Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), với các lộ trình chính sẽ đi qua tỉnh Long An, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai. Tổng vốn đầu tư khoảng 20.630 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 1 có vốn đầu tư là 9890 tỷ đồng từ nguồn vốn ODA. Hai ngân hàng chính hỗ trợ cho dự án gồm ngân hàng phát triển châu Á (ADB) và cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) hỗ trợ.
Các thông số cụ thể của đường cao tốc dài 57.8km, có 4 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp, vận tốc thiết kế 100km/h và được chia làm hai phần chính:
- Đoạn An Phú – vành đai II dài 4km, quy mô giai đoạn là 1:4 làn xe, có chiều rộng nền đường khoảng 26,5m, chiều rộng mặt đường khoảng 2×7,5m, chiều rộng cho làn dừng khẩn cấp là 2x3m. Thiết kế theo tiêu chuẩn đường đô thị, tốc độ thiết kế khoảng 80km/h.
- Đoạn Vành đai II – Long thành –Dầu Giây có quy mô giai đoạn khoảng 1:4 làn xe, chiều rộng nền đường là 27,5m, chiều rộng mặt đường à 2×7,5m và chiều rộng cho làn dừng khẩn cấp là 2x3m.
Dự án được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A TCVN 5729-92 với vận tốc thiết kế khoảng 120km/h.
Tiến độ cao tốc Bến Lức – Nhơn Trạch
Cao tốc Bến Lức – Nhơn Trạch là địa điểm thuận lợi khi có 6 nút giao cắt và lối thoát. Các điểm giao cắt giữa cao tốc với nhiều tuyến đường tại TP Hồ Chí Minh có nhiều đoạn bị đứt quãng, chưa thể ngay lập tức mà đấu nối với nhau được. Một số giao điểm phổ biến tại đường cao tốc gồm: Quốc lộ 50, đường Nguyễn Văn Tạo, Hương lộ 1,…
Theo đại diện của công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam chia sẻ, cho đến hiện nay, mọi hoạt động xây dựng tại dự án đường cao tốc Bến Lức – Nhơn Trạch gần như đã bị dừng lại sau khi chưa có thông báo về được điều chỉnh gia hạn tiến độ thực hiện, vốn nước ngoài cũng chưa được bố trí hợp lý. Đối với khoản vốn từ nguồn vay JICA. Có thể, các nhà thầu sẽ phải tiếp tục dừng công tác thi công cho đến khi nguồn vốn nước ngoài trong kế hoạch trung hạn 2016 – 2020 tiếp tục được phân bố đông đều để vẫn có thể đảm bảo đúng tiến độ.
Dự án có những khó khăn, vướng mắc gì?
Một trong những khó khăn ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thi công chính là vướng mắc về nguồn vốn.
Hiện nay, một số gói thầu đã dừng thi công do những vướng mắc, đây cũng chính là cơ sở để có thể điều chỉnh hợp đồng xây lắp, giải ngân hay triển khi thi công dự án,…
Nhu cầu vốn cho dự án năm 2019 – 2020 cần khoảng 121,5 tỷ đồng vốn đối ứng và 298,5 tỷ đồng vốn nước ngoài. Tuy nhiên, năm 2019 chưa được bàn giao kế hoạch vốn đầu tư công cho các gói thầy khác nhau, sau đó chuyển giao kế hoạch vốn đầu tư trung hạn 2016 – 2020 nên cần báo cáo tới Thường vụ Quốc hội.
Theo kiểm tra, đánh giá của Bộ GTVT, hiện nay công tác giải phóng mặt bằng vẫn chưa hoàn toàn hoàn thành và bàn giao cho các nhà thầu thi công theo đúng kế hoạch, dự định ban đầu.
Đối với gói J1 và J3, công tác rà soát thiết kế bước đầu đã được hoàn thành.
Bên cạnh đó, do chưa xác định được cơ quan chủ quản dự án để có thể tiếp tục, duy trì giải quyết những vấn đề đang tồn đọng nên hết hạn hợp đồng nhưng dự án vẫn chưa được Thủ tướng Chính Phủ điều chỉnh chủ trương đầu tư làm cơ sở điều chỉnh dự án đầu tư,…
Ngoài ra, gói J1 vẫn chưa được hoàn tất công tác rà soát thiết kế hạng mục cầu dây văng. Do không bố trí được nguồn vốn sau khi hoàn tất công tác rà soát nên không thể triển khai được.
Như vậy, bài viết hôm nay đã chia sẻ cho các bạn những thông tin thú vị liên quan đến cao tốc Bến Lức – Nhơn Trạch. Có thể thấy, đoạn đường cao tốc này nắm vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và phát triển kinh tế, giúp giao thông thuận lợi, người dân có thể di chuyển một cách nhanh chóng, thuận tiện hơn. Tuy nhiên vẫn còn một số vướng mắc khiến đoạn cao tốc chưa thể hoàn thành nhưng trong tương lai, nó sẽ mang đến nhiều lợi ích về các khía cạnh khác nhau trong cuộc sống.