Kế toán thuế là một phần hành quan trọng trong hoạt động kế toán của mỗi doanh nghiệp. Nhiệm vụ của kế toán thuế chủ yếu là xác định cơ sở tính thuế và kết hợp với kế toán tổng hợp để lập các báo cáo, thực hiện nghĩa vụ liên quan đến thuế của doanh nghiệp đối với nhà nước.
Kế toán thuế thực hiện các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại doanh nghiệp liên quan đến căn cứ tính thuế, báo cáo thuế và nghĩa vụ thực hiện thuế của doanh nghiệp đối với Nhà Nước. Cụ thể một kế toán thuế cần phải làm những nhiệm vụ sau:
1. Thu thập và xử lý thông tin liên quan đến thuế
Trong một doanh nghiệp thường phát sinh hai loại thuế: Thuế đầu ra và thuế đầu vào. Kế toán thuế là gì? – Là phải tổng hợp tất cả các chứng từ liên quan đến thuế để tính thuế đầu ra và thuế đầu vào của doanh nghiệp, cụ thể như sau:
– Khi nhận được hóa đơn mua hàng, hóa đơn bán hàng, phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, giấy báo có, hợp đồng, hoặc đơn đặt hàng… Kế toán phải xác định xem loại chứng từ phát sinh để tính thuế đầu vào hay đầu ra.
Ví dụ: Khi nhận hóa đơn mua hàng sẽ phải tính thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ, khi nhận hóa đơn bán hàng sẽ phải tính thuế gia trị gia tăng ra phải nộp cho nhà nước…
Sau khi xác định và phân loại thuế, kế toán phải tiến hành kiểm tra tính pháp lý của các chứng từ phát sinh xem có đúng mẫu không? Đúng quy định về hóa đơn không? Tỉ lệ phần trăm thuế có hợp pháp không…? Nếu chứng từ hợp lý thì tiến hành phân tích tính hợp lý, hợp lệ, sau đó hạch toán thuế và làm tờ khai thuế.
2. Phân tích thông tin và tham mưu cho nhà quản lý
Trong một doanh nghiệp sẽ có nhiều loại thuế như: Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế thu nhập cá nhân (TNCN)… Đối với mỗi loại thuế khác nhau chúng ta phải phân tích và xử lý thông tin theo cách khác nhau.
Muốn phân tích từng loại thuế chúng ta không chỉ có kiến thức cơ bản về hạch toán thuế mà chúng ta phải nắm vững các luật và văn bản liên quan đến các loại thuế hiện hành. Để có thể so sánh số liệu kì tính thuế trước và sau để nộp thuế đúng quy định và có những đề xuất với nhà quản lý.
Ví dụ: Khi nhà nước áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt tăng đối với nguyên liệu đang sử dụng. Kế toán phải cập nhật kịp thời để tính thuế chính xác. Đồng thời tham mưu cho nhà quản lý có nên sử dụng nguyên liệu đó nữa không? Vì thuế cao đồng nghĩa với chi phí cao và lợi nhuận giảm.
3. Nhiệm vụ, công việc của kế toán thuế là gì?
Sau khi phân tích và xử lý các thông tin chúng ta tiến hành làm báo cáo thuế. Làm báo cáo thuế hiểu đơn giản là đi làm tờ khai thuế và nộp các loại thuế mà doanh nghiệp phải có nghĩa vụ nộp theo đúng quy định của nhà nước. Thời điểm nộp tờ khai thuế là thời điểm doanh nghiệp phải nộp thuế.
Tùy theo mức doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề theo quy định của pháp luật về thuế. Kế toán thuế sẽ xác định xem doanh nghiệp mình phải làm báo cáo thuế theo tháng hay theo quý.
Nếu doanh nghiệp có doanh thu năm trước liền kề từ 50 tỉ đồng trở lên thì thực hiện báo cáo thuế theo tháng. Doanh nghiệp mới thành lập chưa đủ 12 tháng hoặc có doanh thu năm trước liền kề nhỏ hơn 50 tỉ đồng thực hiện báo cáo thuế theo quý.
Lưu ý, đối với những loại thuế có biến động như thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân thì kế toán tiến hành làm tờ khai tạm nộp thuế. Cuối năm khi xác định được số thuế phải nộp thừa hay thiếu kế toán sẽ tiến hành quyết toán thuế với cơ quan nhà nước.
Sau khi lập tờ khai thuế, thương mại kế toán phải làm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn để đơn vị kiểm tra có thể kiểm tra số thuế nộp đã đúng hay đủ chưa.
Hiện nay có rất nhiều phần mềm kê khai thuế, nên việc kê khai thuế trở nên khá dễ dàng. Các bạn có thể nộp tờ khai thuế điện tử bằng chữ kí số và giao dịch qua tài khoản ngân hàng chứ không cần phải đến trực tiếp cơ quan thuế.
4. Các Công Việc Của Kế Toán Thuế Trong Doanh Nghiệp
4.1. Công việc kế toán thuế doanh nghiệp cần làm đầu năm
Dưới đây là danh sách các công việc kế toán thuế trong doanh nghiệp cần phải thực hiện
– Kê khai và nộp lệ phí môn bài đầu năm. Kế toán Thuế cần quan tâm đến thời gian thành lập doanh nghiệp, mức vốn điều lệ, thời hạn nộp thuế môn bài cho doanh nghiệp.
– Kê khai và nộp các tờ khai Thuế TNCN, Thuế TNDN, Thuế GTGT và các nghĩa vụ Thuế khác:
Điều 10 Chương II Thông tư 156/2013/TT-BTC của Bộ tài chính quy định Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế cụ thể như sau:
Lưu ý: Thời hạn nộp tờ khai thuế cũng là thời hạn nộp tiền thuế nếu có phát sinh số thuế phải nộp.
Thời hạn doanh nghiệp nộp hồ sơ kê khai thuế tháng chậm nhất là ngày thứ 20 (hai mươi) của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.
Ví dụ: Hạn nộp tờ khai thuế GTGT tháng 1/20xx là ngày 20/2/20xx.
Thời hạn doanh nghiệp nộp hồ sơ khai thuế quý chậm nhất là ngày thứ 30 (ba mươi) của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.
Ví dụ: Hồ sơ khai quyết toán thuế TNDN năm 2021 gồm: Tờ khai quyết toán thuế TNDN, TNCN, Báo cáo tài chính là ngày 30/3/2022.
Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế đối với trường hợp doanh nghiệp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động chậm nhất là ngày thứ 45 (bốn mươi lăm), kể từ ngày có quyết định. học kế toán thực tế ở đâu hà nội
Lưu ý:
– Doanh nghiệp thuộc đối tượng kê khai thuế GTGT theo quý thì sẽ kê khai thuế TNCN theo quý.
– Doanh nghiệp mới thành lập dưới 12 tháng và chưa đủ 1 năm tài chính thì sẽ kê khai Thuế GTGT và lập BC tình hình sử dụng hóa đơn theo quý.
– Từ quý IV/2014 trở đi thì doanh nghiệp không cần nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính quý nữa, mà chỉ tính tiền, nếu có thì đi nộp tiền.
4.2. Công việc kế toán thuế doanh nghiệp làm hàng ngày
Thu thập, xử lý và lưu trữ các Hoá đơn, chứng từ kế toán (CTKT), kiểm tra về tính hợp lý, hợp lệ của Hoá đơn, CTKT.. Cần chú ý: Các bạn cần cập những Chính sách – Luật thuế mới nhất
– Để có thể trở thành 1 kế toán thuế giỏi và chuyên nghiệp bạn cần hiểu rõ và nắm vững những luật thuế mới nhất hiện hành để tránh làm sai. Gây thất thoát cho doanh nghiệp.
– Các bạn có thể vào các trang chuyên về kế toán như: https://www.gdt.gov.vn/ hoặc website của Kế toán Lê Ánh: https://ketoanleanh.edu.vn/ để tham khảo những chia sẻ của những kế toán trưởng lâu năm kinh nghiệm.
4.3. Công việc kế toán thuế doanh nghiệp làm hàng tháng
Đối với các Doanh nghiệp thuộc diện kê khai Thuế theo tháng:
– Lập tờ khai thuế GTGT hàng
– Lập tờ khai thuế TNCN theo tháng
– Nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn hàng tháng
Lưu ý: Khi lập tờ khai thuế nếu phát sinh số thuế phải nộp thì hạn nộp tờ khai cũng là hạn nộp tiền thuế.
4.4. Công việc Kế toán Thuế làm hàng quý
– Lập tờ khai thuế tạm tính Thuế TNDN theo Quý
– Lập Báo cáo tình hình sử dụng Hoá đơn theo Quý
– Lập tờ khai thuế GTGT theo quý (Đối với những Doanh nghiệp thuộc đối tượng kê khai thuế GTGT theo quý), chi tiết bạn có thể xem ở đường link bên trên phần công việc hàng tháng.
– Lập tờ khai thuế TNCN theo quý
4.5. Công việc kế toán thuế làm cuối năm
– Lập báo cáo quyết toán thuế TNCN năm
– Lập báo cáo Quyết toán thuế TNDN năm
– Lập Báo cáo tài chính năm gồm:
+ Bảng cân đối kế toán
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
+ Thuyết minh báo cáo tài chính
+ Bảng cân đối số phát sinh tài khoản
Kế toán thuế là một phần quan trọng trong quá trình quản lý tài chính của doanh nghiệp. Việc tuân thủ các quy định về thuế sẽ giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro pháp lý và đảm bảo sự bền vững của hoạt động kinh doanh. Kế toán thuế bao gồm việc tính toán, nộp và báo cáo các khoản thuế phải trả theo quy định của pháp luật. Để đảm bảo sự chính xác và đầy đủ trong việc kế toán thuế, doanh nghiệp cần phải có kiến thức về luật thuế và các quy định liên quan đến kế toán thuế. Việc thực hiện kế toán thuế đúng cách giúp doanh nghiệp tăng tính minh bạch và tránh được các rủi ro pháp lý, đồng thời tạo ra sự tin tưởng và đánh giá cao từ các bên liên quan.